Thể loại
Tin tức nổi bật
Vì sao nền kinh tế Việt Nam thảm haị đến thế?
(Cập nhật: 3/15/2015 11:23:06 AM)
Sau khi đọc bài viết “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh”, tôi thiết nghĩ nên có đôi lời cần chia sẻ với độc giả. Cũng như tôi, có lẽ những điều tôi sắp nói mọi người đã biết cả rồi, nhưng lạ lùng thay chẳng tờ báo nào viết lại cả. Và có vẻ các nhà kinh doanh ở Việt Nam đều tảng lờ chẳng ai dám thẳng thắn thừa nhận.
Chúng ta hãy dẹp hết những khái niệm, học thuyết hay những ngôn từ phức tạp trong kinh tế đi mà dùng những lời lẽ “bình dân học vụ” nhất mà ai cũng từng biết.
Mọi người có biết một trong những lí do tại sao nền kinh tế Việt Nam thảm hại đến thế không? Đó là do chính con người Việt Nam tạo ra đấy! Mọi người đừng nhảy cẫng lên phản đối, vì tôi cũng là người Việt Nam mà, có thế nên tôi mới biết điều đấy!
- Trên đời này làm gì có dân tộc nào mua nhà thì bằng vàng, mua xe thì bằng USD như người Việt chúng ta? (cho đến khi CP chịu không nổi nữa, điên lên gào: “Tất cả các mua bán, giao dịch ở Việt Nam đều phải sử dụng VNĐ” thì mới miễn cưỡng thôi không chơi USD nữa). Chúng ta cũng không hề yêu Mỹ mà chúng ta yêu dollar Mỹ thôi.
- Thử hỏi cả thế giới này, có dân tộc nào sính ngoại kinh khủng như Việt Nam? Nghe tới đồ khựa, đồ Việt là không chơi, nhưng chỉ cần nghe đồ Nhật đồ Mỹ là chơi tuốt mà chả cần biết là nó cũng "Made in China" cả. Trong cơn thập tử nhất sinh, hoặc khi nhờ bác sĩ kê đơn thuốc người nhà bệnh nhân vẫn "căn dặn" bác sĩ dùng thuốc ngoại cho nó xịn và bỏ ngoài tai lời khuyên của bác sĩ.
- Thử hỏi có doanh nghiệp nào “ngu” như doanh nghiệp tư nhân Việt Nam? Lúc kinh tế hưng thịnh thì bỏ rơi người tiêu dùng trong nước, lao đầu ra thế giới tìm kiếm vài xu lẻ ngoại tệ. Xui thay mới gia nhập WTO thì khủng hoảng kinh tế (nhờ Mỹ cả, cảm ơn cuộc chiến Apganistan của anh nhiều, nó đẩy dân anh ra đường và cả thế giới lao đao !) Thế rồi bán hàng không được, cuống cuồng đâm đầu về đất mẹ dựng vào cái chiêu bài rẻ tiền nhờ truyền thông nhà nước "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt"?. Vậy cái lúc kinh tế hưng thịnh còn thấy được cơ hội tranh đồng ngoại tệ, các anh ở đâu ? có trưng khẩu hiệu này hay không? Và cả lúc hưng thịnh lẫn khốn đốn. Các doanh nghiệp có thực sự “Ưu tiên cho người Việt dùng hàng Việt chất lượng cao hay không? “.
Các anh có thực sự muốn làm kinh tế Việt Nam sáng sủa lên không, làm người dân Việt Nam giàu có lên không hay chỉ đơn thuần xem Việt Nam như cái phao cứu sinh cho các phi vụ làm ăn vô cùng manh mún của các anh. Câu này tôi gửi thẳng cho các tập đoàn, công ty lớn luôn chứ không chỉ các công ty nhỏ đâu, vì tôi đã theo dõi động tĩnh và hành động các anh trên truyền thông một thời gian dài rồi, từ trước khủng hoảng kinh tế cơ đấy.
- Các doanh nghiệp khối nhà nước và cả chính phủ Việt Nam, đầu óc nhìn xa trông rộng của các anh đến đâu? Kể ra thì vô số cái tên thua lỗ như Vinashin, Vinalines, EVN, hay những kẻ chuẩn bị toi mạng ngầm như Petrolimex chẳng hạn. Khi các anh mở rộng khi doanh các anh có biết bài học cơ bản nhất là để kinh doanh bền vững cần phải kinh doanh xoay quanh lõi không?
Ví dụ như anh đóng tàu thì chỉ kinh doanh quanh việc đóng tàu, nguyên liệu mà thôi, đằng này các anh thấy chứng khoán, bất đồng sản, vàng, CN xe hơi, v.v… Các anh lao vào chơi tuốt vì chỉ 1 chữ duy nhất: “Sinh lời”!
Như vậy các anh sụp đổ hoàn toàn không có gì là bất ngờ đối với người dân và các nhà kinh tế hết. EVN bên điện sao không lo các nhà máy điện hạt nhân, phong điện, nhiệt điện đi? Nhảy vào viễn thông làm gì cho thua lỗ?
Vẫn các vấn đề gạch đầu dòng trên, bây giờ xin mời nhìn qua 2 nước nước láng giềng thân cận, một là Nhật Bản mà người Việt ta vẫn hằng ngưỡng mộ và một là “quốc thù” của dân tộc Việt Nam mà ta vẫn hằng ghét cay ghét đắng: Trung Quốc.
Họ có điểm chung gì? Đấy chính là tinh thần dân tộc cực cao.
Khi các doanh nghiệp mới chập chững những bước đầu tiên. Điều mà họ làm là củng cố thị trường trong nước, để tạo hậu phương vững chắc cho doanh nghiệp, tạo một “không gian sinh tồn” riêng cho doanh nghiệp. Nên khi ra biển lớn đã đầy rẫy kinh nghiệm trong nước, từ triết lý, phong cách để thiết kế sản phẩm, chiều lòng khách hàng cho đến các chiến lược marketing đã chuẩn bị sẵn, có hậu phương vững chắc nên kinh doanh vô cùng thành công.
Một số cái tên có thể tạm nêu ra đó là Toyota, Panasonic, Mitsubishi, … của Nhật hay thậm chí là Huewei, ZTE của Trung Quốc.
Cho nên, nếu vô tình có xảy ra khủng hoảng thì vẫn có hậu phương, vẫn có đấy 1 đội ngũ người dùng quê nhà “vô cùng đông đảo và hung hãn” sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm nội để cứu chữa công ty. Đó là lí do tại sao nhiều tập đoàn Nhật gặp khủng hoảng cũng không đến nỗi phá sản như Việt Nam, họ chỉ suy giảm mà thôi.
Tôi lấy ví dụ trong ngành mà tôi khá rành, đó là hàng công nghệ cao. Món tiêu biểu: điện thoại Nhật! Điện thoại nắp gập của Nhật cấu hình còn khủng hơn điện thoại của thế giới. khi các điện thoại thế giới độ phân giải tối đa là 8MP thì Nhật đã là … 15MP, khi ở Mỹ mới chậm chững ra dòng Nexus đầu tiên của google thì nắp gập Nhật đã có CPU 1Ghz . Tôi đọc bài báo mà tưởng mình nhìn nhầm, còn độ bền điện thoại ? khỏi bàn cãi, điện thoại Nhật bền đến độ đập cũng không hỏng, chứ không phải như điện thoại các hãng gập lên gập xuống vài lần đứt dây màn hình.
Còn về độ ưu tiên cho khách hàng trong nước? Có những đĩa game mà muôn đời không bao giờ họ xuất ra nước ngoài, dẫu cho fan thèm rỏ nước dãi, nếu họ bán họ sẽ thu lợi nhuận lớn nhưng họ chỉ cần sản xuất để phục vụ trong nước mà thôi. Còn người nào thèm thì mặc kệ!
Có ai biết tại sao điện thoại Nhật không gắn sim mà lại tích hợp luôn sim vô điện thoại? Một trong những lí do đấy là để điện thoại không bị xách tay ra nước ngoài, phá mã rồi bán. Ba tôi đi Nhật nói họ còn cấm không cho đem điện thoại họ ra khỏi nước Nhật.
Họ chỉ muốn bán những thứ tốt nhất cho dân họ mà thôi, cho nên nếu các bạn thấy coi phim mà thấy ở Nhật sài iPhone thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền thôi, chỉ là Apple ngầm đưa tiền để quảng cáo Macbook, iPhone, iPad thôi. Vì số lượng iPhone bán ở Nhật làm sao nhiều bằng ở … Việt Nam! (ai kinh doanh điện tử xin vui lòng kiểm chứng xem tôi nói có đúng không nhé!).
Còn bây giờ ta nói về anh láng giềng sát nách chúng ta, Trung Quốc. Chúng ta thường hay “khen” trình độ ếch nhái thượng thừa trong các sản phẩm copy của Trung Quốc nhưng liệu chúng ta có hỏi ngược lại một câu là những sản phẩm ấy copy ấy tiêu thụ thế nào không? Chính mớ dân số 1 tỷ 4 đấy tiêu thụ.
Dù rằng nói ra thì vẫn có tranh cãi là tại nghèo họ mới tiêu thụ mớ đồ rẻ tiền, nhưng liệu khi có những thương hiệu “tàu” mạnh, liệu họ còn mua iPhone nữa không?
Đó chỉ là dẫn chứng sơ lược vì nếu kể tiếp về tinh thần sính nội và dân tộc cao của Nhật Bản, Trung Quốc thì mấy chục trang giấy cũng không hết được.
- Điều tiếp theo cần bàn đến là cái thói bảo hộ của chính phủ chúng ta và cái thói “chó cậy gần nhà” của doanh nghiệp nhà nước. Một dẫn chứng duy nhất thôi nhé: Beeline. Thế có ai tự hỏi phần chìm của tảng băng, phần lí do tại sao rút vốn không được trưng lên mặt báo chính thống ấy là gì hay không?
Ta hãy tập xâu chuỗi các vấn đề lại một tý, ngay trước thời điểm Beeline rút khỏi Việt Nam, hãng này đã đánh một cú rất mạnh trong kinh doanh: Đó là gói cước tỷ phú mà người tiêu dùng Việt Nam vô cùng thích thú. Và chuyện gì đã xảy ra?
Ngay tức khắc các doanh nghiệp trong nước, hay nói thẳng là doanh nghiệp nhà nước thay vì tìm cách tung chiêu cạnh tranh lành mạnh thì lại rỉ tai Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông để tìm kiếm một lệnh cấm, phạt cho Beeline. Và Beeline nói gì? Họ im lặng.
Kết quả là vài tháng sau đấy. VimpelCom lặng lẽ rút vốn khỏi Việt Nam mà lí do thì rất loanh quanh. Sự thực là sao? Là họ sợ chính phủ Việt Nam quá, bênh vực “gà nhà” quá! Doanh nghiệp Việt Nam chơi bẩn quá.
Bây giờ ta sẽ nói đến mặt tối nhất của vấn đề viễn thông. Mọi người có ai tự hỏi tại sao chỉ có mỗi VimpelCom của Nga vào Việt Nam kinh doanh viễn thông không? Tại sao không có AT&T (Mỹ), Vodafone (Úc), NTTDocomo (Nhật), ZTE (Trung Quốc)? Đó là vì đối tác Nga từ xưa (là Liên Xô) đã thân thiết với Việt Nam, nên họ kinh doanh chỉ thuần kinh doanh và không có mưu đồ chính trị gì cả.
Còn những nhà mạng trên như tôi kể tên, đặc biệt là AT&T và Vodafone thì chúng ta sẽ tha hồ thấy các sản phẩm “có vấn đề” tràn ngập điện thoại mình, góp thêm việc cho ngành an ninh. Đây cũng là một trong những lí do rất tế nhị khi để đối tác kinh doanh ở Việt Nam.
Thêm vào đó, Beeline cũng đâu có vào Việt Nam được một mình. Mà phải hợp tác với Gtel. (Còn nhìn lại các nhà mạng Việt Nam hiện tại xem, VNPT (Vinaphone, Mobifone) hay Viettel, hai “thằng” đứa thì con đẻ nhà nước, đứa thì … con hoang của chính phủ. Hỏi xem tại sao không “chó cậy gần nhà”? Khi ngành công nghiệp viễn thông ở Việt Nam đã đạt đến độ bão hòa, đây là lúc cho các anh vung cánh phát triển ra khỏi đất nước, các anh có lượng người dùng mạnh thì yên tâm ra khỏi bóng mẹ rồi đấy. Đầu tư đi, thiếu gì nơi hứa hẹn như Châu Phi? Châu Mỹ La Tinh, sao cứ tiếp tục bám váy mẹ (Chính phủ) để chăn dắt gà nhà (người Việt) vậy?
Movitel ở Mozambique chỉ là 1 dự án đầu tư rất nhỏ của Viettel cho Châu Phi mà thôi, trong khi các anh thừa sức làm hơn thế vì viễn thông là thế mạnh của Việt Nam mà? “Bao cấp” luôn cho Viễn thông 2G và internet ADSL Việt Nam đi, rồi 2 anh hợp sức “chống Mỹ” ở USA hay tấn công vào Châu Phi, Châu Mỹ? Venezula, Cuba luôn mở rộng vòng tay chào đón đồng minh thân thiết cơ mà?
- Vấn nạn nữa, đó chính là trình độ “làm giá” của người Việt. Tôi nhớ mãi một câu nói của một chuyên gia kinh tế đến Việt Nam mà thầy tôi thuật lại: “Không thấy một đất nước nào như Việt Nam, một người bán hàng tăng giá là đồng loạt mọi người đều tăng” Mà khi xuống giá chẳng có ai muốn xuống, giá cứ giữ mãi thế thôi, hoặc tăng!
Ví dụ: Cổng trường học buổi tối của tôi, từ khi khủng hoảng kinh tế đến nay, giá giữ xe máy từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng và cứ đứng đấy nhìn, không thèm xuống mặc dù khủng hoảng đã hết, ai cũng than nhưng chẳng ai dám ý kiến, rồi thế mỗi ngày trôi qua, thu lời hơn 1.000 đồng, 500 đến 1.000 chiếc xe trong một đêm, “tích tiểu thành đại” thì liệu có ít không?
Bác Sen ơi, bác đừng lo vấn đề đại biểu quốc hội nữa, về coi trường Nhân Văn của mình từ cái khâu nhỏ nhất là giữ cửa đi, lo ba cái việc “đao to búa lớn” quá mà hiệu quả thực chả đến đâu. Trong khi sinh viên trường thì bức bối với gửi xe, với phòng công tác học sinh – sinh viên (nhiều lúc làm mình nhầm tưởng vào lộn sở thuế hay phòng nhà đất của chính phủ - trình “hành dân” cũng tương đương như thế).
Honda làm giá xe máy kinh khủng như vậy (đừng hỏi tôi đưa dẫn chứng chứng minh nguyên nhân làm giá, kẻo bài viết lại dài thêm vài trang), mà lãnh đạo Việt Nam lờ đi không thèm phạt, hóa đơn giả giá sai rành rành, nhưng vẫn “chăn” dân đến chục năm rồi. Tâm thức người Việt vốn trọng bền sâu, thích ổn định nên tâm lý xe Honda Nhật tốt nên muôn đời Honda Việt Nam vẫn tốt dù Yamaha, Suzuki cũng không hề kém cạnh.
Bó rau muống ngoài chợ từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng cách đây 5 năm và tôi đoán chắc giờ phải hơn thế nhiều, nhưng có mấy khi thấy giảm giá không hay chỉ tăng?
Trên đây là những gạch đầu dòng điểm qua các lý do tiêu biểu nhất trả lời cho câu hỏi: “Tại sao nền kinh tế đang nguy cơ lao dốc không phanh”.
Tóm lại ta thấy cái lí do lớn nhất khiến không chỉ nền kinh tế, mà toàn bộ xã hội xã hội “lao dốc không phanh” (ví dụ như chuyện cướp, giết, hiếp, tai nạn, tham nhũng v..v tràn lan), đó chính là Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM.
Dân không sính ngoại thì làm sao đồng tiền mất giá? đồng tiền mất giá mới dẫn đến lạm phát. Rồi chính người dân than rồi chửi chính phủ kém. Làm chính phủ đi rồi sẽ thấy họ bù đầu khốn khổ với tính cách thất thường của người dân Việt Nam như thế nào, phải “ở trong chăn mới biết chăn có rận” nhé!
Doanh nghiệp tư nhân bao giờ mới có tầm nhìn đủ xa trong việc xây dựng thương hiệu bền vững? Trong việc đem lại sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam? Nếu cho một bài thuốc thử: doanh nghiệp anh đang vững mạnh, bảo các anh hy sinh đi để cứu cả nền kinh tế, các anh có dám chấp nhận sẵn sàng hi sinh phá sản ra đường để cứu cả nền kinh tế Việt Nam hay không?
Nếu các anh mạnh dạn gật đầu: “Có” thì tức là các anh chắc chắn sẽ kiếm được con đường vững chãi nhất cho mình. Yên tâm doanh nghiệp anh sẽ tìm được hướng đi tốt và không sợ phá sản vì sẽ được chính phủ, người dân tin yêu mà chống lưng cho khi ra biển lớn (cùng lắm là tăng trưởng … âm vài tháng là cùng). Doanh nghiệp là ai? không phải là dân đi làm kinh doanh thành ra doanh nghiệp à, doanh nghiệp sai lầm đổ vỡ không phải là người dân sai lầm à? Đó là vấn đề ý thức.
Chính phủ là ai? quan chức là ai? Họ không phải dân đen, nhờ may mắn mà lên nắm quyền lực à? Khi còn là dân đen, ta thường chửi xéo lũ quan làm tham nhũng, là hành dân, nhưng rồi khi chúng ta leo lên cái ghế đấy ngồi, liệu chúng ta không lãng phí của công, tham nhũng, hay coi thường chính dân đen hay không? Thói đời là thế. Gặp người nghèo thì ta khinh, gặp người giàu thì ta ghen ghét. Vẫn là vấn đề ý thức.
Chính phủ muốn con mình cứng cáp (các tập đoàn nhà nước), thì dìu như vậy là đủ rồi, hãy thả ra cho chúng nó tự bơi đi, tụi nó mà chìm tụi nó sẽ tự có kinh nghiệm mà đứng lên. Đừng dùng pháp luật hay các chính sách bảo kê nó.
Nếu tất cả các thành phần tôi kể phía trên mà tự mình nâng tầm ý thức lên cao hơn, thì liệu chúng ta còn thấy đồng tiền Việt Nam yếu đuối như bây giờ không? Thì liệu có cần công an “đứng đường” canh đua xe không? Liệu có tai nạn giao thông nữa không? Liệu còn tham nhũng không và cuối cùng, có giải quyềt được bài toán “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh“ không ? Chắc chắn là được, hoàn toàn có thể.
Vậy cá nhân tôi thì sao ? Tôi thực ra là một người khá cầu toàn một chút, tôi chỉ chọn thứ gì tốt nhất (tốt nhất với tôi sẽ có những tiêu chuẩn lựa chọn riêng), và nếu hàng Việt đáp ứng yêu cầu của tôi (không cần phải tốt vượt trên hàng ngoại) thì tôi hoàn toàn chọn sài ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ!
Sưu Tầm
Tin tức khác
- Trung Quốc sẽ gây chiến tranh Biển Đông vào lúc nào? Vì sao?
- Máy bơm nước cho bình nóng lạnh
- Thi công điện nước, quan trọng từ khâu thiết kế
- Điện nước đầy đủ là gì? Tại sao lại có thuật ngữ trên, chúng ta cùng khám phá nhé
- Những lưu ý khi nối dây dẫn điện trong quá trình lắp đặt điện nước
- Những phương pháp thi công, lắp đặt ống nước cho các công trình điện nước
- Ống PPR được ứng dụng rộng rãi trong các ngành: xây dụng dân dụng, thi công điện nước
- Khi bồn tắm, cống thoát nước trong nhà bạn chẳng may bị tắc nghẽn hãy tự mình giải quyết bằng các cách sau đây nhé
- Hướng dẫn xử lý sự cố tắc nghẹt ống nước thải
- 15 cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất mà thợ điện nước chúng tôi khuyên bạn
- Hướng dẫn quá trình lắp đặt máy nước nóng
- Cách chọn mua máy bơm nước gia đình
- Cách chọn máy bơm nước theo độ sâu
- Lịch sử phát triển của máy bơm nước
- Bảo vệ nguồn nước sạch